Hỗ trợ:
(84-28) 3844 4929
Giỏ hàng:
0
(0)
Đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp đặc điểm nhận thức của học sinh dân tộc, tập 1: Môn Âm nhạc
Tìm kiếm phân loại
tu-dien-cho-android-sachbaovn.jpg
tu-dien-nhat-viet-sachbaovn.jpg
Hoạt động thành viên
Giới thiệu

Giáo dục dân tộc là một bộ phận quan trọng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục ở vùng dân tộc lại càng có vị trí quan trọng trong việc nâng cao trình độ văn hoá cho đồng bào, đồng thời tạo nguồn nhân lực đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) ra đời, tồn tại và phát triển từ hơn 50 năm nay đa góp phần xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực (để tiếp tục học lên trở thành cán bộ chủ chốt) cho vùng dân tộc, miền núi.

Tuy nhiên nếu so sánh với trình độ nhận thức chung của học sinh (HS) trong toàn quốc thì nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS) còn chênh lệch. Riêng về môn Âm nhạc sự chênh lệch này có nhiều nguyên nhân:

Nguyên nhân 1. HSDTTS học cấp Trung học cơ sở (THCS) gặp nhiều khó khăn do thiếu các điều kiện học tập, trình độ học vấn và khả năng nhận thức còn thấp …trong khi chương trình và sách giáo khoa (SGK) nói chung và SGK Âm nhạc nói riêng mới được viết cho đối tượng HS với trình độ phát triển chung của toàn quốc nên khi theo học chương trình Âm nhạc THCS thống nhất, HS khó theo kịp.

Nguyên nhân 2. Tài liệu hướng dẫn giáo viên (GV) Âm nhạc đang sử dụng cũng là tài liệu dùng chung cho toàn quốc mà chưa tính đến đặc điểm vùng miền, nhất là vùng núi và dân tộc nên còn một số vấn đề chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức của HSDTTS.

Nguyên nhân 3. Số lượng nhạc cụ và các thiết bị dạy học (TBDH) cho các trường THCS miền núi được trang bị ít hơn các trường THCS miền xuôi, hơn nữa do khí hậu quá khắc nghiệt nên các TBDH mau hỏng hơn và kém chuẩn xác hơn.

Nguyên nhân 4. Tuy GV Âm nhạc vùng dân tộc đa đạt chuẩn, nhưng lại thiếu tài liệu và ít được đào tạo lại và đào tạo thường xuyên, nhất là về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, nên việc thiết kế các giáo án dạy học tích cực cho các tiết học Âm nhạc nhiều khi chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức của HSDTTS và các trường THCS ở miền núi, vùng dân tộc.

Tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đặc điểm nhận thức của HS dân tộc − Môn Âm nhạc được biên soạn nhằm giúp GV có thể biên soạn giáo án dạy học tích cực phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS dân tộc, góp phần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và nâng cao chất lượng dạy học ở vùng dân tộc, miền núi. (TS. Trần Đình Châu)

 

Sách liên quan
Sách thường được mua kèm với sách này
Hoạt động của cộng đồng về sách này
Thành phần
Bình luận bạn đọc
Đăng nhập để viết bình luận